Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Cấu Tạo Của Hệ Thống Băng Tải

Hệthống băng tải được đánh giá là huyết mạch trong dây chuyền sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp với khả năng đem đến nhiều lợi ích như thay thế sức người, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian làm việc… Băng tải sở hữu những ưu điểm đó là nhờ vào cấu tạo đặc biệt với các bộ phận sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.
Là một trong những thiết bị công nghiệp tiên tiến và có vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất mà băng tải đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể khác nhau mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn được cho mình sản phẩm băng tải phù hợp nhất, từ đó gia tăng năng suất lao động thay cho các phương thức hoạt động truyền thống tiêu tốn thời gian, chi phí và chất lượng thấp.
Với thiết kế bền bỉ, chắc chắn, đáp ứng tốt nhất cho mọi nhu cầu sản xuất công nghiệp chất lượng cao mà hệ thống băng tải bao gồm các bộ phận chính là khung và dây băng tải.



Khung băng tải
Mỗi loại băng tải khác nhau sẽ được lựa chọn sử dụng vật liệu tạo khung riêng nhằm đáp ứng tốt nhất cho từng mục đích sử dụng cụ thể. Trong đó:
+ Khung băng tải inox: Thường ứng dụng trong các môi trường làm việc phải chịu hóa chất bụi bẩn như ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, hàng hóa đóng chai và đóng hộp, hàng không vũ trụ…
+ Khung băng tải bằng nhôm định hình: Loại khung băng tải này được ưa chuộng trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp điện tử với khả năng chịu tải nhẹ. Song nhờ tính linh hoạt, thẩm mỹ tốt mà hệ thống băng tải bằng khung nhôm định hình đang được thay đổi kết cho phù hợp với yêu cầu cụ thể.
+ Khung băng tải bằng thép mạ kẽm hoặc thép sơn tĩnh điện: Ưu điểm của khung băng tải từ thép mạ kẽm hay sơn tĩnh điện có thể chịu được trọng tải khác nhau, chi phí đầu tư thấp và thường ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất xe máy, ô tô, in ấn bao bì sản phẩm…
Dây băng tải
Dựa vào trọng tải và yêu cầu sản xuất sản phẩm mà thị trường hiện nay cung cấp các hệ thống băng tải với cấu tạo từ dây PU hoặc PVC với độ dày từ 1-5mm. Trong trường hợp băng tải cần tải nặng sẽ sử dụng dây cao su để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.



Con lăn kéo băng
Các con lăn kéo băng thường được chế tạo từ chất liệu nhôm, inox hay thép kẽm và có các đường kính tiêu chuẩn là Φ 50, 60, 76, 89 đến Φ 102…
Con lăn đỡ băng
Đây là bộ phận đỡ băng cả mặt trên và mặt dưới trên hệ thống với chất liệu tạo thành là thép mạ kẽm hoặc inox. Đường kính của con lăn đỡ băng thường rơi vào khoảng Φ 25, 32, 38.
Hệ thống truyền động
Hệ thống này sẽ truyền động từ động cơ băng tải đến trục công tác thông qua bộ truyền xích hoặc đai.
Động cơ băng tải
Hiện nay, các hệ thống băng tải thường sử dụng hai loại động cơ chính đó là:
+ Động cơ và hộp giảm tốc rời, dải công suất thường là ừ 0.37KW đến 2.5KW.
+ Động cơ liền với hộp giảm tốc có công suất từ 25KW đến 200KW.
Bộ điều khiển tốc độ
Hệ thống băng tải công nghiệp có bộ điều khiển tốc độ bao gồm biến tần, cảm biến, PLC, timer…
Tấm đỡ belt
Phần cấu tạo này của băng tải thường được làm bằng thép mạ kẽm hoặc inox.
Các gối bi đỡ con lăn
Trên đây là cấu tạo cơ bản của hệ thống băng tải công nghiệp. Để hiểu rõ hơn về thành phần cấu tạo cũng như chất lượng của loại băng tải bạn mong muốn sử dụng hãy liên hệ với Băng Tải Tân Phong để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐC: KCN Cầu Gáo - TT.Phùng - H.Đan Phượng - TP.Hà Nội
ĐT: 0902 088 044
Email: bangtai83@gmail.com
Website: http://vinatechnic.vn/ - http://bangtaihanoi.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét